Trứng chế biến được thành nhiều món ăn, cung cấp nhiều dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể. Vậy 1 quả trứng bao nhiêu protein, ăn bao nhiêu trứng một tuần để không bị thừa chất, không làm ảnh hưởng tới lượng cholesterol trong cơ thể? Bài viết dưới đây Shop Nhật Bản sẽ giúp bạn giải đáp được những băn khoăn trên.
1. 1 quả trứng gà bao nhiêu protein?
Khối lượng ở mỗi quả trứng gà sẽ không giống nhau ở từng loại trứng và từng quả trứng vì có quả to, nặng, quả nhỏ nhẹ. Thông thường trứng vịt, trứng ngỗng sẽ to quả và nặng hơn so với trứng gà ta, trứng gà công nghiệp, trứng cút. Tính trung bình, cân nặng của trứng gà ta khoảng 40g, trứng vịt là 70g, trứng ngỗng 300g, trứng cút 5 – 7g.
Trứng gà chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như hormone, vitamin, chất khoáng, chất đạm, béo, men. Đa phần những dưỡng chất này nằm ở lòng đỏ trứng, còn lòng trắng trứng sẽ chứa protein. Do đó, kích thước của trứng sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới hàm lượng protein trong trứng. Vẫn biết mỗi quả trứng có tỷ lệ dinh dưỡng đồng đều, nên để tính 1 quả trứng gà bao nhiêu protein, chúng ta có thể ước tính thông qua kích thước của trứng gà:
- Trứng gà nhỏ (38g): chứa 4,9g protein
- Trứng gà trung bình (44g): chứa 5,7g protein
- Trứng gà lớn (50g): chứa 6,5g protein
- Trứng gà cực lớn (56g): chứa khoảng 7,3g protein
2. Hàm lượng protein trong lòng đỏ và lòng trắng
Nhiều người nhầm tưởng chỉ có lòng trắng trứng gà mới có protein còn lòng đỏ trứng thì chứa các chất dinh dưỡng và chất béo. Tuy nhiên, cả lòng đỏ và lòng trắng đều chứa protein cung cấp cho cơ thể. Nếu 1 quả trứng gà có 5,5g protein thì lòng trắng trứng chiếm 3,5g protein còn lòng đỏ mang lại 2g protein mà thôi. Do đó, việc kết hợp ăn lòng đỏ và lòng trắng sẽ mang lại hiệu quả cho sức khỏe với nguồn protein dồi dào.
Thành phần lòng trắng trứng có dạng chất nhầy trong suốt, không màu. Đó là hỗn hợp của nước và protein (đây cũng là 2 thành phần chính của lòng trắng trứng). Mặc dù lòng trắng trứng vẫn chứa một số vi chất khác tồn tại nhưng hàm lượng không đáng kể. Đó là nguyên nhân vì sao những người có chế độ ăn uống giàu protein như vận động viên thể hình thường ăn nhiều lòng trắng trứng hơn.
Chính vì hàm lượng protein xuất hiện ở cả lòng trắng và lòng đỏ trứng nên nhiều người thắc mắc nên ăn lòng đỏ hay lòng trắng thì tốt hơn. Thành phần của lòng đỏ trứng chứa nhiều choline, chất béo omega, vitamin, khoáng chất thiết yếu. Lòng trắng trứng nhiều protein, không chứa cholesterol. Vì thế, bạn nên ăn cả lòng đỏ và lòng trắng để tận dụng hết nguồn protein trong trứng.
3. Hàm lượng protein trong trứng gà sống và chín
1 quả trứng gà bao nhiêu protein, nấu chín trứng gà có ảnh hưởng tới lượng protein không? Theo các chuyên gia, lượng protein mà cơ thể thực sự nhận được sẽ phụ thuộc chính vào cách chúng ta chế biến trứng.
Ăn sống trứng gà chỉ cung cấp một lượng nhỏ protein. Một thử nghiệm hấp thụ protein ở người ăn trứng sống và trứng được nấu chín cho thấy: Ăn trứng chín sẽ hấp thụ được tới 90% lượng protein trong trứng nấu chín. Còn nếu ăn trứng sống chỉ nhận được 50% protein từ trứng mà thôi.
Một nghiên cứu khác cũng phát hiện ra rằng, người khỏe mạnh khi ăn trứng nấu chín thì cơ thể hấp thụ được 94% lượng protein, nhưng nếu ăn trứng sống thì chỉ hấp thụ được 74% protein. Từ đây có thể thấy, trứng nấu chín sẽ giúp protein tiêu hóa dễ hơn, dễ hấp thụ hơn với cơ thể. Chưa kể, nếu ăn trứng sống cũng tiềm ẩn những nguy cơ tới sức khỏe như nhiễm vi khuẩn hoặc ngộ độc thực phẩm.
4. Hàm lượng protein của các loại trứng khác
Trứng là loại thực phẩm phổ biến, lành mạnh và bổ dưỡng mà bạn có thể ăn thường xuyên. Tương tự như sữa, trong trứng cũng chứa lượng protein có giá trị sinh học cao nhất, đạt tiêu chuẩn trong dinh dưỡng. Cùng là trứng gà nhưng kích thước khác nhau thì hàm lượng protein cũng khác nhau. Do đó, mỗi loại trứng khác nhau cũng sẽ có lượng protein khác nhau hoàn toàn.
- Trứng cút: Trứng cút có kích thước khá nhỏ, nhưng giá trị dinh dưỡng mà trứng cút mang lại lại khá cao, gấp 4 lần so với trứng gà. Hàm lượng protein trong trứng cút khoảng 13%, cao gấp đôi protein trong trứng gà.
- Trứng vịt: Trong 1 quả trứng vịt có chứa khoảng 13g protein, gấp đôi lượng protein trong quả trứng gà cỡ nhỏ. Mặc dù trứng vịt có hàm lượng protein cao nhưng lại có vị tanh nên ít được chuộng hơn so với trứng gà. Hơn nữa, những người mắc bệnh tim mạch nên hạn chế ăn trứng vịt vì lượng cholesterol cao gấp đôi trứng gà.
- Trứng ngỗng: Trứng ngỗng là loại trứng có kích thước lớn nhất. Giá tiền để mua trứng ngỗng cũng đắt hơn. Vậy trứng ngỗng có tốt cho trí não và thể lực như lời đồn thổi hay không? Trên thực tế, hàm lượng dưỡng chất mà trứng ngỗng mang lại cũng chỉ tương đương với trứng gà, kể cả hàm lượng protein mà thôi. Mặt khác, lượng cholesterol lại lớn 1227mg, điều này không tốt cho hệ tim mạch nếu ăn quá nhiều trong một thời gian dài.
5. Thành phần dinh dưỡng trong trứng gà
1 quả trứng gà bao nhiêu protein, thành phần dinh dưỡng khác có trong trứng gà gồm những gì? Bạn có thể tham khảo thành phần cụ thể trong 100g trứng gà (tương ứng 2 quả trứng gà).
- Carbs: 1.6gr.
- Chất đạm: 10gr.
- Chất béo: 11gr .
- Vitamin A: 18% DV.
- Vitamin E: 8% DV.
- Vitamin B6: 8% DV.
- Vitamin B12: 32% DV.
- Các khoáng chất khác: 9% DV kẽm, 14% DV phốt pho, 7% DV đồng, 43% DV selen,…
6. Hàm lượng calo có trong một quả trứng gà
Trứng gà có quả to quả bé, hàm lượng calo trong mỗi quả trứng cũng khác nhau. Nắm được thông tin 1 quả trứng gà bao nhiêu protein, bao nhiêu calo giúp chúng ta lên kế hoạch ăn uống khoa học hơn. Thông tin calo mà trứng gà cung cấp theo các cách chế biến khác nhau:
- Trứng gà luộc: 78 calo.
- Trứng gà chiên: 90 calo.
- Trứng gà nướng: 60 calo.
- Trứng gà ốp la: 117 calo.
- Trứng gà xào với cà chua: 120 calo.
- Trứng gà làm bánh: 289 calo/ 100g
- Mì với trứng gà: 354 clao.
7. Những lưu ý khi ăn trứng gà cần tránh
Trứng là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu không ăn đúng cách cũng sẽ gây những ảnh hưởng tới sức khỏe. Khi ăn trứng với mục đích cung cấp protein, cần lưu ý:
- Không ăn trứng khi bị sốt.
- Bị tiêu chảy không nên ăn trứng.
- Không ăn trứng đã chín để qua đêm.
- Không nên ăn quá 3 quả trứng trên ngày, vì lượng cholesterol cao trong trứng sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Người bị sỏi thận cũng nên hạn chế ăn trứng vì lượng protein trong trứng khi đưa vào cơ thể sẽ gây nên những cục sỏi khác.
- Không cho bột ngọt vào trứng, điều đó sẽ làm phá vỡ kết cấu của các nguyên tử muối natri tự nhiên, từ đó làm giảm hàm lượng dinh dưỡng của trứng.
- Không uống sữa đậu nành khi ăn trứng vì protein trong trứng sẽ kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành cản trở quá trình phân hủy và hấp thụ protein trong cơ thể
Qua những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đã có đáp án cho mình về vấn đề 1 quả trứng gà bao nhiêu protein, có kế hoạch lên thực đơn cho mình. Trứng rất tốt, nếu bạn cần giải đáp thêm thông tin gì về trứng, protein, calo của trứng tới sức khỏe, bạn có thể liên hệ với Shop Nhật Bản để được hỗ trợ sớm nhất.